Kết quả tìm kiếm cho "nhớ món canh quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1362
Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh đã góp phần tô thắm truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tiểu thương ở các chợ quê là những người giữ nhịp sống lao động cần mẫn và gắn bó với nghề qua bao thăng trầm. Tại TX. Tân Châu, ở những khu chợ, như: Tân Châu, Long Hưng hay Cầu Chùa phản ánh rõ sự bền bỉ và tinh thần lạc quan của người dân nơi đây, dù chợ quê đang thay đổi từng ngày dưới tác động của cuộc sống hiện đại.
Chiều 11/12, tiếp theo chương trình làm việc tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương dự buổi gặp gỡ các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông.
Không khí Giáng sinh đã tràn ngập khắp các nẻo đường, mang theo sắc màu rực rỡ của những món đồ trang trí bắt mắt. Thị trường Noel 2024 với sự đa dạng về mẫu mã, phong phú như mang theo một mùa Noel nhiều niềm vui đang đến gần.
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Một niềm tự hào to lớn đã lan tỏa trong đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, khi tối 4/12 (theo giờ Hà Nội), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra tại Cộng hòa Paraguay), UNESCO ghi danh di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.
Những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, ngày càng củng cố niềm tin của bà con đối với Đảng, Nhà nước.
Ra đời năm 2021, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều người nghĩ quán cơm chay 5K (5.000 đồng) của thầy giáo Dương Chí Công (sinh năm 1972, ngụ xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) sẽ không trụ được lâu. Nhưng quán cơm ấy vẫn là địa chỉ quen thuộc cho nhiều lao động nông thôn, khi dịch bệnh đã lùi xa.